Chi tiết tin tức
05/08/2016
Kinh nghiệm của “Người mẹ thông thái” giúp tiếng Anh của con “bứt phá” ngoạn mục

“Hàng năm, gia đình đầu tư rất nhiều cho con học tiếng Anh. Tuy nhiên, ở nhiều trung tâm, do việc đánh giá trình độ của con không chính xác nên đôi khi không được xếp vào chương trình phù hợp với năng lực của mình. Gần đây, gia đình mới biết một cách rất hiệu quả để theo dõi và giúp đỡ con tiến bộ hơn rồi!” – Chị Thu Hằng, mẹ bé Tít đang học lớp 9 trường THCS Thành Công  (Hà Nội) hồ hởi chia sẻ.

Cũng giống nhiều gia đình trong thành phố, nhà chị Hằng mỗi năm đều cố gắng gửi con đi học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, với chi phí trung bình 3-4 triệu/khóa, với mong muốn con có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trước khi vào đại học. “Có tiếng Anh tốt, con có thể đi du học dễ dàng hơn. Hoặc nếu lúc đó gia đình không đủ điều kiện thì con cũng có thể học đại học trong nước nhưng sẽ có nhiều cơ hội hơn các bạn khác nhờ vốn tiếng Anh vượt trội”, chị Hằng tâm sự.

Vì thế, trong suốt 4 năm qua, kể từ khi con bước vào cấp 2, gia đình chị Hằng dồn rất nhiều tâm trí, sức lực và tiền bạc để đầu tư cho việc học ngoại ngữ của con. Tuy nhiên, “do bố mẹ không giỏi tiếng Anh nên khó có thể theo dõi và biết được con đang ở trình độ nào và có tiến bộ hay không”, chị Hằng nói. “Có nơi thì khen tiếng Anh của Tít rất tốt, xếp ngay vào lớp giỏi. Đến khi học được 2 tuần mới biết trung tâm đó luôn khen ngợi học sinh lên mây để cha mẹ nở mũi rồi cho con theo học. Nhưng có nơi thì con bị xếp vào lớp lẫn lộn với nhiều trình độ khác nhau, chỉ bởi vì bài test đầu vào để xếp lớp ở đó không thể phân loại được trình độ học sinh. Nhiều khi gia đình hoang mang lắm, không biết thực ra con đang ở trình độ nào để chọn đúng chương trình và đầu tư tiếp cho con.”

Các em học sinh trong cuộc thi Toefl Junior Challenge – sân chơi đánh giá năng lực & đưa ra định hướng học tiếng Anh đúng đắn trong tương lai

Thực ra, nỗi lo lắng của gia đình chị Hằng hoàn toàn hợp lý. Theo các chuyên gia giáo dục, lứa tuổi THCS là lứa tuổi rất nhạy cảm và cần bố mẹ có phương pháp phù hợp để đồng cành cùng con, giúp con định hướng và xác định mục tiêu trong tương lai. Đây cũng là giai đoạn học sinh có thể hấp thu kiến thức đa dạng, phong phú hơn để dần dần định hình xu hướng và sở thích, ước mơ nghề nghiệp trong tương lai.  

Vì thế, những băn khoăn như: Việc cho con học trung tâm này, giáo trình kia, phương pháp nọ có hợp lý không không? Các chương trình học ngoại ngữ có kích thích và phát huy được hết tiềm năng của con hay không? Ai chứng thực một cách chính thống và khách quan cho những tiến bộ hay những kiến thức các con đã lĩnh hội được sau một thời gian học tập?… là những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh nào đã từng thắc mắc mà không phải ai cũng tìm ra giải pháp.

Chuyên gia khảo thí – thầy giáo Nguyễn Phương Sửu- Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phương pháp và đánh giá chất lượng, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG HN cho biết: Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất trên toàn cầu và được sử dụng làm ngôn ngữ chung trong các giao dịch quốc tế, cũng như trong giao tiếp thông thường tại môi trường làm việc quốc tế. Vì vậy, ai cũng đều nhận ra tầm quan trọng của việc trang bị tiếng Anh cho con em mình giống như một lợi thế cạnh tranh khi bước vào đời. Các phụ huynh cho con theo học nhiều trường, lớp, trung tâm, giáo trình nhưng không nhiều phụ huynh quan tâm đến việc đánh giá năng lực con em mình hàng năm để biết sự tiến bộ của con qua các năm như thế nào. Điểm mấu chốt giúp các con học tốt và sử dụng tốt Tiếng Anh chính là: xác định đúng mục tiêu cho con và đặt con vào vạch xuất phát điểm phù hợp nhất qua từng thời kỳ.

Cuộc thi Toefl Junior Challenge – xác định đúng mục tiêu và giúp các bạn học sinh vào vạch xuất phát điểm phù hợp nhất qua từng thời kỳ

Vậy xác định trình độ Tiếng Anh của con như thế nào?
Sau mỗi học kỳ ở trường hay mỗi khoá học tại trung tâm ngoại ngữ đều có những bài kiểm tra. Tuy nhiên, đó chỉ là những bài kiểm tra lại các kiến thức của những bài học gần nhất, không phản ánh đầy đủ năng lực cũng như mối tương quan của học sinh so với mặt bằng chung trên diện rộng.

Trên thực tế, có 1 giải pháp rất đơn giản và hiệu quả. Đó là đánh giá trình độ định kỳ bằng bài thi quốc tế TOEFL Junior. Bài thi này được giá theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và tính công bằng, do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp, do đó nó có thể giải đắp được những khúc mắc của cha mẹ học sinh về các vấn đề nêu trên vì những lý do sau:

  1. Bài thi TOEFL Junior đánh giá chính xác nhất sự tiến bộ về năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh sau mỗi khoảng thời gian học tập, rèn luyện và xác định được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có kế hoạch học tập tiếp theo.
  2. Phiếu điểm TOEFL Junior có giá trị toàn cầu. Có chứng chỉ này, học sinh có thể sử dụng vào mục đích học tập quốc tế như xin học bổng, du học, đăng ký tham gia các khóa học hay các hội trại quốc tế mà không cần phải thi đầu vào ngoại ngữ nếu đạt điểm chuẩn…
  3. Kết quả TOEFL Junior được quy đổi theo Khung năng lực Ngoại ngữ Việt Nam và Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) giúp phụ huynh biết được con mình đang ở vị trí nào.
  4. Điểm số TOEFL Junior được sử dụng chính thức trong công tác đánh giá quá trình học tập của học sinh THCS tại TP. HCM, tại Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước.
  5. Điểm số TOEFL Junior được sử dụng phổ biến trong tuyển sinh và xếp lớp tại các trường THPT trong và ngoài nước, xét tuyển các học bổng uy tín toàn cầu cho bậc Trung học.
  6. Đặc biệt, phiếu điểm TOEFL Junior cung cấp “Can do list”: mô tả chi tiết các kỹ năng của học sinh có thể thực hiện được cùng những hướng dẫn hữu ích giúp học sinh cải thiện đáng kể trình độ tiếng Anh của mình. Ví dụ, với 250 điểm nghe hiểu, học sinh có thể hiểu được các ý chính trong các tài liệu học thuật, các tình uống giao tiếp đơn giản và rõ ràng. Từ đây các phụ huynh dễ dàng nhận biết được khả năng của con em mình để có thể xác định được điểm xuất phát phù hợp nhất cho con trong giai đoạn mới.
  7. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, phiếu điểm TOEFL Junior cung cấp điểm Lexile giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm các tài liệu, học liệu và đầu sách phù hợp với năng lực cũng như sở thích để tăng cường khả năng đọc hiểu. Đây chính là điểm nổi bật của hệ thống các bài thi TOEFL mà không bài thi nào khác có được.

Mùa hè 2016 vừa rồi, gia đình chị Hằng đã đưa Tít tham gia một khóa học 2 tuần tại Singapore. Nhờ sẵn có điểm TOEFL Junior, Tít được đặc cách vòng kiểm tra, vào thẳng khóa học vì độ tin cậy và có giá trị toàn cầu của chứng chỉ đó. 2 tuần tại Singapore thực sự là 1 trải nghiệm tuyệt vời của Tít, vì đây là lần đầu tiên con được đi nước ngoài nhưng đã có thể nhanh chóng hội nhập với bạn bè quốc tế bởi trình độ ngoại ngữ của Tít đã được xác nhận trước đó, giúp con cảm thấy rất tự tin và thoải mái ngay từ những ngày học đầu tiên.

Cũng theo thầy Phương Sửu, bài thi TOEFL Junior hiện đang được đánh giá là bài thi phù hợp nhất cho lứa tuổi THCS, bởi kết quả của bài thi không những đo lường được chính xác khả năng ngoại ngữ của học sinh mà còn là cơ sở giúp phụ huynh đưa ra được định hướng rõ ràng cho con trong thời gian tới. Hiện nay, cuộc thi TOEFL Junior Challenge được tổ chức hàng năm tại các thành phố lớn như HN, TPHCM cũng đang tạo điều kiện cho các gia đình dễ dàng cho con em tham gia.

“Từ ngày cho con thi TOEFL Junior, mỗi năm nhận được phiếu báo điểm, thấy trình độ của con một khá hơn, mình cảm thấy rất vui. Còn Tít thì hào hứng lắm, học tiếng Anh say mê hơn hẳn. Mục tiêu của con là sẽ tự viết được 1 bài báo tiếng Anh, rồi tự thuyết trình bằng tiếng Anh và quay Youtube về quá trình học tập của mình, sau đó gửi cho 1 trại hè vào năm sau để xin học bổng 1 tháng” – chị Hằng cười to. “Nhờ quyết định này mà cả nhà đã phong cho mình danh hiệu “Người mẹ thông thái” của năm đấy”.

Sự kiện và Hợp tác
Xem thêm
Sanako
Xem thêm
TOEFL
Xem thêm
TOEFL Challenge
Xem thêm
Cuộc thi MOSWC
Xem thêm
Hội thảo
Xem thêm
Quy định và Thông báo
Xem thêm
Tin bài khác
Xem thêm
ETS phối hợp cùng Bộ GDĐT triển khai chương trình tập huấn quy mô lớn nhằm nâng cao năng lực khảo thí giáo dục Việt Nam